Giá FiT, Quy hoạch điện 8 và cổ phiếu ngành điện

Khi đầu tư vào các cổ phiếu ngành điện, đặc biệt là điện tái tạo, giá FiT là một khái niệm quan trọng mà chúng ta cần phải biết. Nó là yếu tố then chốt để dự phóng lợi nhuận mảng điện của một công ty. Vậy giá FiT là gì, cơ chế hoạt động và tình hình áp dụng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết.

  1. Giá FiT là gì?

Khái niệm.

Giá FiT (tiếng Anh: Feed-in Tariffs) hay Biểu giá điện đầu vào. Hiểu một cách đơn giản, Giá FiT là sự đảm bảo của chính phủ đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Bao gồm:

  • Sự đảm bảo được kết nối với lưới điện.
  • Hợp đồng bán điện trong dài hạn.
  • Một mức giá hợp lý khi thu mua điện năng từ các dự án năng lượng tái tạo.

feed in tariff thuvienchungchungkhoan

Ở Việt Nam, giá FiT chính là giá mà EVN mua từ các dự án Năng lượng tái tạo.



Lịch sử của thuật ngữ giá fit:

Thuật ngữ FiT xuất hiện từ thập niên 70 của thế kỷ 20 ở châu Âu. Ở Đức, nó được gọi với cái tên “Stromeinspeisungsgesetz – StrEG”, tạm gọi là Luật cung cấp điện vào lưới điện quốc gia Đức và được ban hành năm 1991. Ở Anh, nó được gọi là

Sau đó đạo luật này được Anh ngữ hóa và lấy tên là “Electricity Feed Law” (luật bán điện vào mạng lưới). Tiếp sau đó là sự ra đời của khái niệm “Feed-in Tariff”

Cuối cùng, tất cả thống nhất cách gọi và khái niệm “Feed-in Tariff” ra đời. Giá FiT còn được gọi với những cái tên khác như: Giá điện năng lượng tái tạo tiên tiến (Advanced Renewable Tariffs – ARTs) hoặc Giá ưu đãi năng lượng tái tạo (Incentive Payments).

Dù cách gọi có chút khác biệt nhưng giá FiT vẫn được thế giới công nhận là cơ chế ưu đãi dành cho năng lượng tái tạo. Chính sách này đã đạt được nhiều thành tựa nhất trên thế giới trong việc thúc đẩy sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo.



2. Quy hoạch điện 8.

Quy hoạch điện 8 là chiến lược phát triển năng lượng điện quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Nó bao gồm các kế hoạch phát triển nguồn năng lượng điện và hệ thống lưới điện ở cấp điện áp 220kV trở lên, ngành công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đáng chú ý là quy hoạch điện 8 sẽ tập trung giảm tỷ trọng điện than và thủy điện, thay vào đó là nâng tỷ trọng điện năng lượng tái tạo và điện khí.

Mục tiêu của quy hoạch điện VIII.

Mục tiêu tổng quát.

  • Đảm bảo một cách vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Thực hiện thành công việc chuyển đổi năng lượng một cách công bằng trên cơ sở hiện đại hóa sản xuất.
  • Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, phương thức quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải ròng.
  • Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Mục tiêu cụ thể.



Một là, Đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia giai đoạn 2021 – 2050 đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% năm giai đoạn 2021 – 2030 và khoảng 6.5 – 7.5% giai đoạn 2031 – 2050. Chi tiết:

  • Điện thương phẩm đạt 335 tỷ kWh vào năm 2025; đạt 505 tỷ kWh vào 2030 và tăng lên khoảng 1255 tỷ kWh vào năm 2050.
  • Điện sản xuất và nhập khẩu đạt khoảng 378 tỷ kWh vào 2025; 567 tỷ kWh vào 2030 và đạt khoảng 1379 tỷ kWh vào 2050.
  • Công suất cực đại: năm 2025 đạt khoảng 59,318 MW; năm 2030 đạt khoảng 90,512 MW và năm 2050 đạt khoảng 208,555 MW

Đảm bảo cung cấp điện một cách an toàn và tin cậy, đạt tiêu chí N-1 đối với khu vực phụ tải quan trọng và N-2 đối với khu vực phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến 2030, mức độ tin cậy trong việc cung cấp điện thuộc top 4 nước hàng đầu ASEAN và chỉ số tiếp cận điện năng thuộc top 3 nước hàng đầu khu vực ASEAN.

Kế hoạch đến năm 2030, đạt tỷ lệ 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (sản xuất và tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào lưới điện quốc gia).



Hai là, chuyển đổi năng lượng công bằng. Cụ thể:

  • Đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đạt tỷ lệ khoảng 30.9 – 39.2% vào 2030, hướng tới mục tiêu đạt 47% với các điều kiện cam kết theo JETP (Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng). Định hướng 2050, tỷ lệ này đạt khoảng 67.5 – 71.5%.
  • Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính, năm 2030 là 204 – 254 triệu tấn/năm, năm 2050 còn 27-31 triệu tấn/năm. Định hướng theo JETP thì năm 2030 chỉ là 170 triệu tấn/năm.

Ba là, phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo.

  • Kế hoạch đến 2030 hình thành 2 trung tâm công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng. Hai trung tâm này đảm nhiệm các chức năng sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện, ngoài ra còn phát triển nành công nghiệp chế tạo thiết bị, xây dựng, lắp đặt và các dịch vụ liên quan.
  • Phấn đấu 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện tái tạo đạt khoảng 5,000 – 10,000 MW.



Những ảnh hưởng của quy hoạch điện 8 tới cổ phiếu ngành điện và các nhóm ngành liên quan.

Năn lượng là yếu tố sống còn của một nền kinh tế. Quy hoạch điện 8 là một đề án bao hàm các nguồn lực và định hướng phát triển ngành năng lượng điện nói chung và nền kinh tế nói chung. Hiểu được định hướng của nhà nước trong quy hoạch này, chúng ta có thêm căn cứ để tìm kiếm các nhóm ngành có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.

Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến quy hoạch này và đã có những nhận định tích cực trong dài hạn. Nhiều chuyên gia nhận định rằng dòng vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào Việt Nam thông qua nhiều kế hoạch xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất và các công trình liên quan đến khai thác năng lượng tái tạo.

Điểm sáng mình muốn đề cập đầu tiên là các doanh nghiệp xây lắp điện. Theo quy hoạch điện 8, chính phủ sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai nhiều dự án truyển tải điện. Giai đoạn 2021 – 2030, vốn đầu tư trung bình cho hệ thống truyền tải điện lên tới 1.5 tỷ USD/năm, con số này sẽ tăng lên 1.9 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2031 – 2050.



Thứ hai là mảng điện gió. Điện gió là một trong các loại năng lượng tái tạo mà đề án này tập trung đẩy mạnh trong dài hạn. Kế hoạch là đạt tỷ trọng nguồn phát chiếm 5 – 19% vào năm 2030. Tuy nhiên cơ chế giá mới làm giá điện gió giảm hơn 20% so với giá FiT (Feed in Tariffs) sẽ làm lợi nhuận gộp của các công ty trong nhóm này sụt giảm.

Thứ ba là mảng điện khí. Theo quy hoạch điện 8 thì điện khí sẽ thay thế dần cho nhiệt điện. Tỷ trọng nguồn phát đạt 25% vào 2030 nên sản lượng điện khí được kỳ vọng sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, đến 2050, nhà nước định hướng sử dụng khi Hydro thay cho khí LNG. Bởi vậy, các doanh nghiệp điện khí LNG sẽ có triển vọng tốt trong giai đoạn đầu và giảm dần từ 2031 trở đi.

Thứ tư là mảng điện mặt trời. Theo quy hoạch điện 8 thì nhóm điện mặt trời sẽ bao gồm những dự án mà chưa giao cho chủ đầu tư cho nên sẽ phát sinh nhiều vấn đề dẫn tới tình trạng bị trì hoãn và cần xem xét lại sau 2030. Tuy nhiên nhóm này cũng có nhiều triển vọng với kế hoạch nâng tỷ trọng công suất lên tới 34% trong tổng cơ cấu nguồn điện.



Thứ năm là nhóm thủy điện. Cũng như nhóm nhiệt điện than, nhóm này sẽ bị cắt giảm tỷ trọng, đến 2050, tỷ trọng thủy điện chỉ còn là 7%. Nhóm này cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi hiệu ứng thời tiết El Nino (khô hạn) nên lợi nhuận cũng rất thất thường.

3. Điểm danh một số cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn

Mảng xây lắp.

PC1, FCN, TV2 là những cái tên tiêu biểu và quen thuộc trong lĩnh vực xây lăp hạ tầng điện. PVS cũng là một cái tên có nhiều tiềm năng để xem xét bởi công ty này có nhiều kinh nghiệm xây dựng các dự án điện gió.

BCG, HDG, REE, GEG là những mã cổ phiếu của các công ty làm chủ dự án sản xuất điện gió. Mặc dù đang gặp bất lợi do giá bán điện gió cho EVN đang bị giảm, tuy nhiên tình hình có thể sẽ có biến chuyển trong tương lai gần, chúng ta cần theo dõi sát nếu đang quan tâm các cổ phiếu này.

Mảng điện khí, chúng ta có POW với dựa án điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; PGV và TV2 với dự án điện khí LNG Long Sơn; GE2 với dự án Ô Môn 3 và 4; GAS với dự án kho cảng LNG. Ngoài ra chúng ta có thể kỳ vọng về thuận lợi của nhóm này khi các dự án khai thác mỏ khí đang bị đình trệ như Lô B Ô Môn, Cá Voi Xanh được xúc tiến triển khai, góp phần đảm bảo nguồn khí LNG nội địa mà không còn cần phải nhập khẩu nữa.



Nhiệt điện than hiện tại vẫn là nguồn cung năng lượng trọng yếu của nước ta, mặc dù tỷ trọng của nhóm này sẽ bị giảm dần cho đến năm 2050. Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng việc chuyển đổi phát sinh các vấn đề dẫn tới chậm tiến độ hoặc các thay đổi khác. Vì vậy trước mắc thì nhóm điện than vẫn có câu chuyện để nói, và một số cổ phiếu đáng chú ý trong nhóm này là QTP và HND.

Lời kết.

Với những định hướng rất rõ ràng trong quy hoạch điện 8, các vấn đề liên quan đến giá FiT, xây dựng hệ thống lưới điện, tăng giảm tỷ trọng nguồn cung điện, … Nhà đầu tư nên xác định rõ ràng chiến lược đầu tư nếu đang quan tâm đến các cổ phiếu trong nhóm này.

Ví dụ ở thời điểm hiện tại, các nhóm điện than, thủy điện, điện khí đang chiếm tỷ trọng lớn, tùy vào biến động của thị trường chung mà có thể giao dịch linh hoạt và xác định là đầu tư ngắn hạn hoặc trung hạn. Trong dài hạn nên xem xét các cổ phiếu thuộc nhóm điện gió, điện mặt trời hoặc điện tái tạo.

Trên đây là toàn bộ bài viết của mình về Giá FiT, quy hoạch điện 8 và các cổ phiếu ngành điện.



Xem thêm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *